Tiền đúc và hệ tư tưởng Đế quốc Mithridates I của Parthia

Đồng tiền thời sơ kỳ của Mithridates I. Mặt trái của đồng tiền là hình tượng một cung thủ đang ngồi, tay cầm cung, trong khi mặt trái là chân dung của Mithridates I đội mũ mềm (bashlyk)

Từ đầu thế kỷ 2 TCN, đế quốc Parthia đã bắt đầu thêm vào những tín hiệu rõ ràng trong hệ tư tưởng của họ, qua đó cường điệu hóa sự liên hệ giữa họ và di sản của đế quốc Achaemenes cổ đại. Ví dụ về những dấu hiệu này bao gồm một tuyên bố hư cấu rằng vị vua đầu tiên của Parthia, Arsaces I (r. 247–217 BC) là một hậu duệ của "Vua của các vị vua" nhà Achaemenes, Artaxerxes II (tại vị 404–358 TCN).[33] Đế quốc Parthia cũng bắt đầu sử dụng những danh hiệu của quân chủ Achaemenes; Mithridates I là quân chủ đầu tiên của Parthia sử dụng danh hiệu "Vua của các vị vua" của nhà Achaemenes trước đây. Mặc dù Mithridates I là vị vua đầu tiên tái sử dụng danh hiệu này, trên thực tế, nó không được sử dụng phổ biến bởi các vị vua Parthia cho tới tận khi cháu ông, người đồng thời mang tên tương tự, là Mithridates II lên ngôi vào năm 109/8 TCN.[33][22]

Chân dung Mithridates I trên mặt phải của một đồng tetradrakhmon, cho thấy ông để râu và đeo một vòng đeo hoàng gia Hy Lạp trên đầu. Mặt trái của đồng tiền là hình tượng Herakles-Verethragna, tay trái cầm cây gậy, tay phải thì cầm cái chén.

Các vị vua nhà Arsaces trước Mithridates I đều được mô tả là đang đội mũ mềm ở mặt phải tiền xu của họ. Loại mũ này có tên gọi là bashlyk, vốn trước đây cũng đã được các tổng trấn Achaemenes đội.[33] Ở mặt trái của đồng xu là hình khắc một cung tiễn thủ đang ngồi, vận trang phục cưỡi ngựa của Iran.[34][35] Những đồng tiền của Mithridates I thời sơ kỳ cũng thể hiện ông đang đội mũ mềm, trong khi những đồng tiền được đúc ở thời hậu kỳ lại miêu tả ông đeo một vòng đội đầu hoàng gia Hy Lạp.[36][37] Mithridates I bởi vậy có được hình tượng của một quân chủ Hy Lạp hóa, nhưng vẫn giữ lại tập tục để râu truyền thống của người Iran, chứ không cạo nhẵn như các vị vua người Hy Lạp.[37] Mithridates I tự xưng là Philhellene ("bạn của người Hy Lạp") trên những đồng tiền đúc của mình. Đây là một hành động chính trị được thực hiện nhằm thiết lập quan hệ hữu hảo với các thần dân Hy Lạp và nhằm hợp tác với giới tinh hoa Hy Lạp trong các vùng đất mà ông mới chinh phục.[38][39] Trên mặt trái của các đồng tiền đúc sau này có hình người anh hùng Herakles, tay trái cầm cây gậy, tay phải thì cầm cái chén.[40] Dưới thời đế quốc Parthia, người Iran sử dụng các hình tượng Hy Lạp hóa để khắc họa các nhân vật thần thánh của mình, do đó Herakles được coi là hiện thân của Verethragna trong thánh kinh Avesta.[41]

Các danh hiệu khác mà Mithridates I sử dụng trên các tiền đúc của mình là "của Arsaces", sau được đổi thành "của Vua Arsaces" và cuối cùng là "của Đức vua vĩ đại Arsaces."[37] Tên của vị vua đầu tiên của Parthia là Arsaces I đã trở thành một kính ngữ được các quốc vương nhà Arsaces sử dụng vì ngưỡng mộ những thành tựu mà ông đã đạt được.[1][42] Một danh hiệu khác được Mithridates sử dụng trên tiền của mình là "có cha là thần", một danh hiệu về sau cũng được con trai ông, Phraates II, sử dụng.[37]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mithridates I của Parthia //books.google.com/books?id=Ko_RafMSGLkC //doi.org/10.4467%2F20800909EL.18.005.8925 http://www.forumromanum.org/literature/justin/engl... http://www.iranicaonline.org/articles/arsacids-ii http://www.iranicaonline.org/articles/ctesiphon http://www.iranicaonline.org/articles/ecbatana http://www.iranicaonline.org/articles/elymais http://www.iranicaonline.org/articles/frataraka http://www.iranicaonline.org/articles/nisa http://www.iranicaonline.org/articles/personal-nam...